Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 99
  • Trong tuần: 990
  • Tất cả: 247018
Đăng nhập
Giải pháp hữu ích giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hòa nhập với các bạn trong lớp
Giải pháp hữu ích giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó  khăn hòa nhập với các bạn trong lớp

I. Mô tả bản chất của sáng kiến:

Trẻ em là những mầm ươm cho tương lai đất nước, thế giới ngày mai có tươi đẹp hay không phần lớn là nhờ vào các em. Ở lứa tuổi này, các em hiếu động, thích bắt chước, tự do, chưa có ý thức, khó làm chủ bản thân. Bên cạnh đó từ phía gia đình do nuông chiều hay quá khắc khe, lo kinh tế và ít quan tâm đến các em dẫn đến có một vài em tự do quá trớn như: ham chơi, lười học, nghịch ngợm , quậy phá….Năm học nào cũng vậy, trong lớp cũng có một đến hai em như thế. Năm học 2016-2017 này tôi chủ nhiệm lớp 43 có em Lê Văn Khang nằm trong diện này, làm cho tôi phải trăn trở, lo âu. Để giúp em hòa nhập với các bạn trong lớp và có thói quen tốt bây giờ và sau này , đồng thời để đảm bảo chất lượng giáo dục , giúp em nắm vững kiến thức, kĩ năng của khối lớp 4 và rèn những thói quen tốt nhằm hình thành ý thức kỉ luật , tính tự giác ….để học tốt các lớp học trên đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài “ Giải pháp hữu ích giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hòa nhập với các bạn trong lớp”

   Nhận lớp ở đầu năm học, tôi được giáo viên chủ nhiệm cũ – Cô Nguyễn Thị Duyên cho biết tình hình của em: Cha mẹ hay đánh em và làm một cây thước nhờ cả cô giáo đánh hộ, điều này làm sao cô giáo thực hiện được nên năm học qua cô Nguyễn Thị Duyên hết sức vất vả với em.

Thật vậy, mặc dù em rất đáng yêu, lanh lợi… nhưng lại tùy tiện trong các hoạt động của lớp. Từ tư thế ngồi, cách giơ tay phát biểu, cách bảo quản sách vở cũng như vệ sinh cá nhân khó làm tôi hài lòng . Em rất nghịch, hay chọc phá bạn, chạy đi, chạy lại trong giờ học, không nghe giảng, không làm bài hay viết bài gì cả, chỉ việc chơi và phá.

Qua sự theo dõi đầu năm học tôi nhận thấy kết em yếu cả Toán và Tiếng Việt. Mặc dù tôi nhận thấy em có khả năng tiếp thu khá và tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao?

Để trả lời cho câu hỏi đó, gần hai tháng đầu tôi miệt mài và tốn nhiều thời gian để uốn nắn em. Cũng thời gian này tôi đã nghiên cứu nắm vững tâm sinh lí và nguyên nhân để tìm biện pháp giúp đỡ.

Đẻ tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi theo dõi em trong hai tháng đầu và nhận thấy em có một số biểu hiện như sau:

  1. Ba mẹ khắt khe vì em không vâng lời và kết quả học tập chưa cao.
  2. Em lười biếng, quậy phá, ham chơi, không tự tin trước bạn bè và thầy cô giáo, lại không biết tự kiềm chế bản thân.
  3. Vệ sinh cá nhân kém, tóc dài, thiếu lễ phép với người lớn.
  4. Học hành chểnh mảng.

II. Giải pháp thực hiện:

Từ các nguyên nhân trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 4 mấy năm nay, tôi luôn suy nghĩ mình cần phải làm gì để giúp em là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hòa nhập với các bạn trong lớp đây? Để làm được điều đó, tôi mạnh dạn tiến hành thực hiện một số giải pháp sau:

1. Thái độ của giáo viên.

Để giúp em hòa nhập với các bạn trong lớp đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có bản lĩnh, tính dứt khoát, sự quan tâm nhiệt tình đặc biệt đối với em. Giáo viên phải bình tĩnh, không nên nóng vội.

Từ đó, giáo viên từ từ uốn nắn, dạy bảo em một cách từ tốn, nhẹ nhàng, tuyệt đối không đánh đập, nạt nộ hay xúc phạm em. Bên cạnh đó, người giáo viên phải đằm thắm, hiền lành, có tấm lòng nhân hậu, bao dung, công bằng trong cách đánh giá cũng như đối xử, biết yêu thương chăm sóc, xem em là con cái là thành viên trong gia đình của mình, có như thế mới thành công được.

2.Tìm hiểu về hoàn cảnh và tạo mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh:

Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho em, giúp em khỏi thấy cô đơn, lẻ loi, hụt hẫng, là động lực để em vượt qua khó khăn. Vì thế tôi quyết tâm

“ nối nhịp cầu giáo dục” với phụ huynh, đi đến thống nhất cách giáo dục an toàn, hiệu quả nhất. Vì lẻ đó tôi chủ động tìm gặp cha mẹ em để hiểu thêm hoàn cảnh sống và tâm sinh lý của em. Gia đình em có 5 người: Cha mẹ, người anh,  Khang và một em nhỏ. Mẹ bán hàng ăn ( mì quảng), ba làm thợ mộc. Ở nhà ít ai hướng dẫn hay quan tâm đến em cả có chăng chỉ là những lần nghịch ngợm và kết quả học không cao bị đòn roi của mẹ. Cứ thế em rong chơi và gia đình cứ để mặc em cho nhà trường và cô giáo. Để giúp em được sống trong một gia đình thật sự thấy hạnh phúc tôi không ngần ngại góp ý với cha mẹ em những điều tôi hiểu được. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hòa.

Ví dụ: Tôi phân tích cho cha mẹ em hiểu sử dụng đòn roi là xúc phạm em, làm cho em chai lì, chỉ có tình yêu thương, quan tâm chăm sóc đúng mực, khen ngợi kịp thời, trách phạt nhẹ nhàng chủ yếu làm cho em thấy được điểm hạn chế của bản thân rồi giúp em khắc phục. Tôi cũng không ngần ngại giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về “ quyền trẻ em và những điều cần biết về trẻ em”

Quyền trẻ em và những điều cần biết về quyền trẻ em - Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia. Ví dụ: như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự... được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em. Quyền trẻ em luôn được nhà nước Việt Nam quan tâm và bảo vệ Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Những điều cần biết về Quyền trẻ em :

- Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.

- Công ước về Quyền trẻ em là Luật quốc tế để bảo vệ trẻ em, bao gồm 54 điều khoản.

 + Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng, và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1989.

+ Công ước xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp ở từng nước cụ thể quy định tuổi thành niên. Luật pháp Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

  • Các nhóm quyền của trẻ em:  

+ Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.

+ Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hoà.

+ Quyền được bảo vệ: bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng matuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.

+ Quyền được tham gia: tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.

Mọi trẻ em Việt Nam đều có quyền được sống, bảo vệ và phát triển hiểu và nắm bắt được nội dung Quyền trẻ em sẽ giúp bạn chăm lo tốt hơn cho thế hệ tương lai và giúp các em được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình.

Ngoài ra, tôi thường xuyên gọi điện thoại thông báo kết quả học tập, sự tiến bộ, ngày nghỉ và nhận xét cụ thể về học lực, hạnh kiểm, thông báo những quy định, phương pháp giáo dục, mục tiêu cụ thể của nhà trường, thường xuyên thăm hỏi, có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời để phụ huynh luôn có tinh thần hợp tác, là người ủng hộ giáo dục, chứ không phải phản bác, chỉ trích giáo viên.

3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm đối với em.

Là giáo viên chủ nhiệm thì phải có phương pháp giáo dục hợp lí cho dù học sinh có sao đi nữa cũng sẽ vươn lên thành một học trò ngoan. Vì:

“ Hiền dữ đâu phải tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên.”

Tôi không làm mất thể diện em trước lớp mà tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và tìm cách khắc phục, cần có cái nhìn thiệm cảm với em để em mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, khó khăn của mình. Kết hợp với gia đình, Đội, Sao đội viên, hướng dẫn, phân tích những điều lợi, hại nhằm dẫn dắt em có suy nghĩ, việc làm đúng đắn hơn, hòa nhập lại với môi trường giáo dục.

Ví dụ: Tôi tìm cách làm quen, gần gũi với em trong giờ học cũng như giờ ra chơi, tôi không coi mình là giáo viên  để em cảm nhận tôi là bạn mà là một người bạn thân thiết của em.

 

Từ đó, tìm hiểu xem em cần gì và không thích gì, điều gì làm em vui và điều gì làm em không vui, nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của em và bằng mọi cách giúp đỡ em, tạo niềm tin cho em. Dần dần dẫn dắt em hòa đồng với các bạn trong lớp bằng cách rủ em tham gia các trò chơi với các bạn trong lớp như nhảy lò cò, cò rập, ô ăn quan,…

Còn thời gian ở nhà, tôi định hướng cho em làm những việc mà thầy cô, cha mẹ vui lòng, sắp xếp cho em thời gian chơi và học hợp lý. Tôi lập cho em thời gian biểu như sau:

Thời gian

Các buổi tối

Thời gian

Các ngày thứ bày và chủ nhật

5-6h 30’

Tắm rửa,ăn cơm tối

6-7 giờ

Tập thể dục, vệ sinh cá nhân , ăn sáng

6h30’- 7h 30’

Xem ti vi

7h30’ -9h

Xem lại các bài tập cần ghi nhớ

7h30’- 8h30’

Xem và làm  những bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Xong việc, vệ sinh cá nhân rồi đi ngủ.

9h30’-10h30’

Nghỉ ngơi và vui chơi ( buổi chiều ngủ trưa tùy thích.)

 

Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giúp em thực hiện đúng thời gian biểu  trên. Nhắc nhở phụ huynh khen ngợi em đúng lúc và kịp thời.

4. Tạo thói quen tự phục vụ bản thân

Vệ sinh cá nhân nhằm đảm bảo cơ thể, nâng cao sức khỏe, bảo vệ con người chống lại bệnh tật. Giáo dục vệ sinh cá nhân làm cho mỗi người chủ động phòng ngừa bệnh tật cho mình. Vệ sinh cá nhân có tầm quan trọng như vậy. Thế mà đầu năm học tôi nhìn em từ đầu đến chân không có chỗ nào cho tôi vừa lòng cả và tôi bắt đầu lên kế hoạch giúp em 

Ví dụ: Tôi phân tích cho em hiểu : Tắm rửa vệ sinh hàng ngày sẽ giúp da của chúng ta mạnh khỏe, không bị viêm chân lông, ngứa ngáy làm ảnh hưởng tới việc học tập, đánh răng và súc miệng thường xuyên sẽ không bị sâu răng. Vì vậy cần phải chăm sóc da, đề phòng các bệnh ngoài da: Cắt móng tay, móng chân, thường xuyên lau rửa cơ thể nhất là hai bàn tay. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tắm rửa hằng ngày , dùng khăn mặt riêng, thường xuyên gội đầu.Khi thức ăn nhét vào kẽ răng thì vi khuẩn sẽ tấn công và làm hỏng men răng dẫn đến sâu răng vì vậy hằng ngày em phải đánh răng vào lúc sáng sớm  khi ngủ dậy , đánh răng sau khi ăn , buổi tối trước khi đi ngủ và súc miệng bằng nước sạch  hoặc nước muối pha loãng. Em phải ăn chín , uống sôi, nhai kỹ, ăn đúng giờ, tránh ăn đồ ngọt vào ban đêm , thay quần áo mỗi ngày. Giày dép giữ cho chân đỡ lạnh và bẩn, đi giày dép còn tránh được một số bệnh như: giun sán ký sinh, nhắc nhở em phải mang dép thường xuyên , tôi liên hệ với phụ huynh và yêu cầu giúp đỡ, nhắc nhở em thực hiện ở nhà. Sau một thời gian kiên trì giúp đỡ , giờ đây em đã hòa nhập với các bạn trong lớp làm tôi rất vui.

5. Tạo sự gần gũi  giữa trò và trò :

Tôi kịp thời phát hiện và nêu những tấm gương người tốt, việc tốt, vượt khó học giỏi để em noi theo, nếu em có tiến bộ trong học tập, ngoan ngoãn, tôi động viên, khuyến khích, khen thưởng em. Tạo động lực để em cùng cố gắng phát huy. Cờ học tốt dành cho các bạn tốt, hoa niềm vui dành cho người tốt, việc tốt, mỗi tuần trao lại cho bạn khác có thành tích tốt hơn, tôi yêu cầu em không vi phạm nội quy của lớp thì các bạn sẽ trao lại cho em.

Ví dụ: trong giờ học hay sinh hoạt 15 phút đầu giờ, ban cán sự đứng ra điều khiển giúp đỡ, nhắc các bạn học giỏi giúp đỡ em, xây dựng đôi bạn học tốt. 

Giáo viên là người theo dõi và nhắc nhở, nhận xát, động viên, khuyến khích em. Cán bộ lớp tự tổ chức buổi sinh hoạt lớp, báo cáo các mặt hoạt động thi đua, thay mặt GV tuyên dương phê bình các bạn trong lớp nhất là em, xem em có tiến bộ hay không để có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Giáo viên dành 10-15 phút ở tiết hoạt động tập thể để giải đáp những thắc mắc, suy nghĩ của em. 

 * Các thông tin cần bảo mật: Không

* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sang kiến:

 - Áp dụng trong việc quản lý lớp chủ nhiệm.

- Giáo viên cần nắm đặc điểm tâm sinh lí và hoàn cảnh của học sinh.

* Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Sau khi triển khai thực hiện đề tài, tôi quan sát quá trình tiến bộ của em làm cho tôi vô cùng ngạc nhiên, em thay đổi hẳn và giờ đây trước mắt tôi  là một học trò ngoan. Em đã thật sự hòa nhập với các bạn trong lớp. mọi sự mệt mỏi trong tôi đã biến mất, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Từ kết quả trên, tôi thấy rằng khi thực hiện đề tài đã đạt được kết quả rất tốt so với đầu năm học.

        Nhờ vận dụng Giải pháp hữu ích giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hòa nhập với các bạn trong lớp.” một cách cụ thể và lô gíc nên thời gian qua em Khang đã tiến bộ mọi mặt từ năng lực, phẩm chất đến kiến thức, cụ thể là :

Đầu năm học em: Lười biếng, quậy phá, ham chơi, không tự tin trước bạn bè và cô giáo, lại không biết tự kiềm chế bản thân, vệ sinh cá nhân kém, tóc dài, thiếu lễ phép với người lớn, học hành chểnh mảng.

Cuối năm học em: Sạch sẽ, tự tin, chăm học, biết tự kiềm chế bản thân, tác phong gọn gàng, học hành chăm chỉ, tiến bộ thấy rõ.