Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 63
  • Trong tuần: 564
  • Tất cả: 261719
Đăng nhập
Phương pháp vào bài gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Toán cấp THCS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

                   ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: 
              - Hội đồng sáng kiến huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước
              - Hội đồng sáng kiến trường THCS Thuận Lợi .
     Tôi ghi tên dưới đây:
TT Họ và tên Ngày sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn
Tỉ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1 Phạm Thị Hà 06/08/1980 Trường THCS Thuận Lợi Giáo viên ĐHSP Toán    100%

-Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Phương pháp vào bài gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Toán cấp THCS
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:  Phạm Thị Hà
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:    Giảng dạy Toán -  bậc Trung học cơ sở.
- Ngày sáng kiến được áp dụng thử:  6/9/2016
I. Mô tả bản chất của sáng kiến:
              1.Tính mới. 
      Với môn Toán, có nội dung kiến thức tương đối nặng nề và học sinh rất dễ nản và nhàm chán khi học môn này nếu phương pháp giảng dạy của giáo viên không phù hợp và hấp dẫn. Vì vậy giáo viên cần tạo ra hứng thú cho học sinh ngay khi bước vào tiết học bằng sự mở đầu đầy hấp dẫn, mở đầu mỗi bài dạy trong sách giáo khoa đều có những tình huống để giáo viên vào bài và đa số giáo viên chúng ta áp dụng chính nội này cho bài học. Vì đây là cách phổ biến thông dụng nên cũng rất dễ gây nhàm chán, không tạo được hứng thú học tập đối với các em, không có gì là ngạc nhiên khi vấn đề đó các em đã đọc qua trong sách, từ đó không tạo ra yếu tố bất ngờ, do đó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Vì thế để khắc phục những điểm yếu này và gây húng thú thật sự cho học sinh ngay khi bước vào bài học giáo viên cần phải đầu tư nghiên cứu ra nhiều phương pháp vào bài gây hứng thú, hấp dẫn đối với học sinh.
      Môn Toán là môn học  gắn liền với thực tiễn. Đó là điều kiện thuận tiện để giáo viên triển khai các tiết học một cách hấp dẫn ngay khi vào bài, thu hút được sự chú ý của học sinh. Để tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài môn Toán, giáo viên cần đi sâu khai thác những đặc điểm thú vị của môn học này, mỗi nội dung trong từng bài cụ thể sẽ có đặc điểm riêng thú vị và hấp dẫn. Trong những bài học lý thuyết, đó là sự mới lạ của kiến thức mới, đó là những ví dụ sinh động gắn liền với thực tiễn và cuộc sống hằng ngày, hay những thực hành đơn giản nhưng đầy hấp dẫn và hứng thú.
         Tùy theo mục tiêu, nội dung tiết học cũng như đặc điểm học sinh mà giáo viên có   thể lựa chọn hình thức triển khai mở đầu bài giảng sao cho thích hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Môn Toán  không phải là một môn học khô khan hay trừu tượng mà kiến thức rất sinh động, phong phú và có tính thực tiễn cao. Học sinh sẽ tìm thấy ở môn Toán những điều bổ ích cho cuộc sống. Nhiệm vụ của người giáo viên là tạo hứng thú cho học sinh bằng những phương pháp vào bài hiệu quả và phù hợp, kích thích tư duy và đưa người học tham gia vào bài học với tinh thần hưng phấn và hứng thú, từ đó sẽ đạt được kết quả cao trong quá trình lĩnh hội tri thức.
2. Nội dung sáng kiến: Gồm 3 giải pháp sau:
         2.1: Dẫn vào bài bằng cách đưa ra hình ảnh thực tế, các bài tập để đặt ra vấn đề cần giải quyết:
      Khi vào bài bằng phương pháp này buộc các em phải suy nghĩ, tưởng tượng ra vấn đề liên quan đến bài học mới, từ đó giúp các em tập trung hơn trong tiết học để có thể giải đáp thắc mắc. Ở phần này thì đa số tất cả các bài chúng ta điều có thể thực hiện và tôi chỉ nêu một số bài cơ bản.
 Đối với lớp 6:
 Bài 1 “Làm quen với số nguyên âm”
                 Giáo viên đưa ra bài tập như sau:
   a) 3+5=?
   b) 3.5=?
   c) 5-3=?
   d) 3-5=?
                  Học sinh đưa ra câu trả lời:
                       a) 3+5=8
                       b) 3.5=15
                       c) 5-3=2
                       d) 3-5=?
      Đối với câu d) học sinh không cho ra kết quả.Vậy để biết kết quả này là như        thế nào? Chúng ta hãy cùng làm quen với tập hợp các số nguyên và đi vào tìm hiểu bài đầu tiên của chương II “Số nguyên” là bài “Làm quen với số nguyên âm.
   Vào bài bằng cách đưa ra bài tập từ đó đặt ra học sinh câu hỏi cần giải quyết để    tạo ra sự hứng thú và tò mò cho học sinh.
  Đối với lớp 7:
     Bài 1: Tổng 3 góc của một tam giác:
       Đối với bài này, giáo viên yêu cầu hai học sinh lên bảng vẽ hai hình tam giác bất kì, sau đó dùng thước đo 3 góc của tam giác và cho nhận xét về tổng 3 góc của tam giác đó. Sau đó, giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các tam giác dù có kích thước khác nhau nhưng tổng 3 góc của 1 tam giác luôn bằng 1800 đây cũng là nội dung của bài học ngày hôm nay.
     Qua cách vào bài trên vừa nhanh gọn lại dễ hiểu nhưng vẫn giúp học sinh nắm vững kiến thức, lại không cảm thấy nhàm chán. 


   Đối với lớp 8:
 

        Em hãy quan sát hình vẽ và nhận xét về hình dạng, kích thước của các hình vẽ  đã cho. Học sinh trả lời. Giáo viên cho học sinh biết những hình ảnh trên có hình dạng giống nhau nhưng kích thước có thể khác nhau, những hình như thế gọi là đồng dạng. Từ đó nêu ra vấn đề hai tam giác đồng dạng là gì? Để hiểu rõ hơn chúng ta bước vào tìm hiểu bài hôm nay.
    Đây là cách dẫn bài khá hay, nó tạo ra sự hấp dẫn ngay từ đầu bài giảng.Giúp tạo ra sự lôi cuốn cho bài dạy
       2.2.Vào bài bằng cách đưa ra các câu thơ, video:
      Khi vào bài bằng phương pháp này, giáo viên cần phải tìm tòi và nghiên cứu      những vấn đề, những bài toán cổ liên quan đến bài mới với cách làm này sẽ tăng thêm phần hào hứng, thú vị cho tiết học và cung cấp cho các em các thông tin liên quan đến bài học.
   Đối với lớp 7:
Bài 7: Định lý Py – ta –go:
    Đối với bài này giáo viên có thể vào bài một đoạn phim ngắn để giới thiệu về nhà toán học Py – ta – go. Và lúc này giáo viên sẽ giới thiệu về định lý Py-ta -go cho học sinh. Vậy định lý này có những tính chất và lợi ích trong đời sống hằng ngày là gì thì kiến thức bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi này. 
       Khi vào bài mới bằng video này tất cả học sinh đều rất chú ý và chăm chú và đặc biệt các em muốn biết được tác dụng của một định lý Toán học đối với đời sống có lợi như thế nào. Chính điều thắc mắc này sẽ lôi cuốn các em theo dõi bài học một cách tích cực để có thể tự giải quyết được đề mà mình đang thắc mắc.
    Đối với lớp 8:
    Bài 6: Giải bài toán bằng cách lập phương trình:
    Ở dạng bài này, tôi thường đưa ra các câu thơ liên quan đến các dạng bài toán   cổ, chẳng hạn như:
                                  “Vừa gà vừa chó
                                    Bó lại cho tròn
                                    Ba mươi sáu con
                                    Một trăm chân chẵn”
                          Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó?
    Học sinh tính:  Một con gà và một con chó có 6 cái chân, học sinh tính tiếp và cho đáp án là 14 con chó, 22 con gà. Giáo viên hỏi học sinh cho biết cách giải. Học sinh không đưa ra được câu trả lời. Vậy để biết được cách giải của bài toán cổ này chúng ta cùng bước vào tìm hiểu bài mới.
       Từ cách dẫn dắt trên ngay từ đầu tiết dạy đã tạo ra sự ấn tượng về bài học, cũng như sự thích thú của học sinh.
     2.3.Phương pháp vào bài bằng trò chơi:
           Đối với tôi, phương pháp này có hiệu quả rất tốt, cách vào bài “vừa chơi vừa học” đem lại một sự vui tươi, thoải mải cho tiết học.Với phương pháp này học sinh sẽ có một tâm trạng vô cùng thoải mái và hứng thú khi được chơi trò chơi chứ không phải vào đầu bài với những kiến thức mới đầy khô khan liền. Khi có một tâm thế vui vẻ như thế thì sẽ rất dễ dàng lôi cuốn các em vào trong nội dung bài học. Sau đây Tôi sẽ đưa ra một số ví dụ trong khi giảng dạy.
   Đối với lớp 7:
     Bài: Ôn tập chương II
     Giáo viên chuẩn bị trò chơi “Lật chữ đoán hình” cho học sinh tham gia. Giáo viên tạo ra 1 hình bị che khuất bởi các câu hỏi và từ chìa khóa là hình ảnh nằm sau các ô chữ đó. Giáo viên thông báo từ chìa khóa gồm 7 chữ cái.
Luật chơi như sau:   
     Mỗi đội sẽ chọn một câu hỏi vừa suy nghĩ và trả lời trong vòng 30 giây, trả lời đúng sẽ được 20 điểm. Nếu đội lựa chọn trả lời sai thì 3 đội còn lại sẽ giành quyền trả lời, nếu trả lời đúng cũng được 20 điểm.

1
2
3

4
5
6

Câu 1: Phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác.
 Đáp án: Định lí: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
Câu 2: Phát biểu ba trường bằng nhau của tam giác.
 Đáp án: 
  Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh:
 “Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau” 
  Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh:
    “Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa    của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.” 
  Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc:
 “Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.” 
  Câu 3: Phát biểu tính chất góc ngoài của tam giác.
 Đáp án: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó.
 Câu 4: Phát biểu định nghĩa tam giác cân, tính chất về góc của tam giác cân.
Đáp án:
Định nghĩa: Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
Tính chất: Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau. 
 Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
  Câu 5: Phát biểu định nghĩa tam giác đều, tính chất về góc của tam giác đều.
Đáp án:
Định nghĩa: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
 Tính chất: Trong một tam giác đều, mỗi góc bằng 600.
        Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
        Nếu một tam giác cân có một góc bằng 600 thì tam giác đó là tam giác đều.
      Câu 6: Phát biểu định lí Py-ta-go (Thuận, đảo).
Đáp án: 
    Định lí Py-ta-go (thuận): Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
   Định lí Py-ta-go (đảo): Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
               Sau khi đã lật các ô chữ các đội sẽ trả lời câu từ khóa.
         Từ chìa khóa: Tam giác











      Giáo viên: Ở các tiết trước các em đã được nghiên cứu về chương II:Tam giác.Tiết học hôm nay, cô và các em cùng đi vào ôn tập chương II:Tam giác.
Từ cách vào bài trên học sinh sẽ được ôn lại các kiến thức về mặt lý thuyết, không những thế còn giúp học sinh nhiệt tình phát biểu, còn giáo viên sẽ thoải mái hơn và tiết kiệm được thời gian.
       Qua cách mở bài này tôi tin các em sẽ cảm thấy phấn khích và thích thú khi bước vào bài mới.
II. Những thông tin cần được bảo mật: (nếu có): Không
III. Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: 
      Các điều kiện cần thiết để áp dụng các giải pháp trên là cần phải áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng máy chiếu, giáo viên phải luôn tìm tòi và vận dụng vào thực tế, thực tiễn cuộc sống. 
IV. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
Năm học Khi chưa triển khai sáng kiến Khi đã triển khai sáng kiến Chất lượng bộ môn cuối năm
2016-2017
( Học kì 1) 70% trung bình trở lên 80% trung bình trở lên 81% trung bình trở lên
  Sau khi ứng dụng theo các phương pháp đã nêu trên tôi thấy có sự thay đổi rõ rệt trong thái độ học tập của học sinh đối với môn Toán. Tỷ lệ học sinh giỏi tăng lên, học sinh đạt 23 giải trong cuộc thi giải toán trên mạng năm học 2016- 2017.  Sau đây tôi xin đưa ra kết quả thực tế học kì I như sau :
 V. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử :
         Ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học trường THCS Thuận Lợi về lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử 
TT       Họ và tên Ngày sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ CM
Nội dung công việc hỗ trợ Kí xác nhận
1 Phan Thị Sen 1981 Trường THCS Thuận Lợi Giáo viên Đại học sư phạm Toán Hỗ trợ tài liệu.
Dự giờ góp ý giờ dạy thử
2 Hoàng Thị Thủy 1988 Trường THCS Thuận Lợi Giáo viên Đại học sư phạm  Toán Dự giờ góp ý giờ dạy
     Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
                                                              Thuận Lợi, ngày 12 tháng 03 năm 2017
                                                                                   Người nộp đơn


                                                                                       Phạm Thị Hà