Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 85
  • Trong tuần: 976
  • Tất cả: 247004
Đăng nhập
Biện pháp giúp học sinh lớp 1/1 làm tốt dạng toán có lời văn ở mức độ nhìn tranh viết phép tính thích hợp
Biện pháp giúp học sinh lớp 1/1 làm tốt dạng toán có lời văn ở mức độ nhìn tranh viết phép tính thích hợp

Tính mới của sáng kiến

Ngoài sử dụng các tranh vẽ có sẵn trong SGK, tôi còn sử dụng vật thật, sử dụng trình chiếu và cho HS thực hành trực tiếp để hiểu bài toán, nêu được bài toán và viết được phép tính.

Nội dung sáng kiến

 Xuất phát từ vị trí, vai trò của môn toán ở bậc tiểu học. Phần “Giải toán có lời văn” được dạy ở tiểu học mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học môn giải toán ở các lớp trên. Khả năng giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào giải toán, kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Góp phần hình thành tư duy, khả năng suy đoán lôgic, óc tưởng tượng, rèn kĩ năng diễn đạt, đồng thời giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những tình huống toán học ở các lớp trên.

Trong các tuyến kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì tuyến kiến thức “Giải toán  có lời văn” là tuyến kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp 1. Bởi vì đối với lớp 1: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt còn vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán, học toán và giải toán một cách máy móc nặng còn rập khuôn, bắt chước.

Vì vậy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, ngay từ đầu năm học, tôi đã mạnh dạn vận dụng các biện pháp mà bản thân đã đúc kết được nhằm giúp các em biết làm các dạng toán nhìn tranh viết phép tính thích hợp chính xác, làm tiền đề cho việc dạy dạng toán có lời văn sau này. Góp phần nâng cao chất lượng của dạng bài giải toán có lời văn nói riêng và chất lượng môn Toán lớp 1 nói chung ở trường TH&THCS Thuận Lợi với sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh lớp 11 làm tốt dạng toán có lời văn ở mức độ nhìn tranh viết phép tính thích hợp” như sau:

Việc hướng dẫn học sinh giải một bài toán có lời văn thường gồm nhiều bước: phân tích đề toán, tìm cách giải, trình bày bài giải. Để giúp học sinh nắm vững các kiến thức và có kĩ năng giải toán có lời văn, tôi đã vận dụng một số biện pháp sau:

Đối với những bài làm phép tính cộng

Ngay từ đầu học kì I, các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ- viết phép tính. Mục đích giúp học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ.

 

 

 

 

 

           

VD: Bài 5: SGK (trang 46 Toán 1)

Bài đầu tiên, để giúp học sinh dễ thực hiện thì sách giáo khoa đã in sẵn các số và kết quả:

 

       a)

 

1

 

 

2

 

=

 

3

 

 

 Sau khi quan sát tranh vẽ tôi gợi ý cho nhiều học sinh tập nêu bằng lời: “Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?”, rồi tập cho các em nêu miệng câu trả lời: “Có tất cả 3 quả bóng”.  Như vậy các em đã được làm quen với bài toán ở dạng quan sát tranh minh hoạ rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống. Dạng bài này là bước khởi đầu của dạng bài toán có lời văn mà các em sẽ được học ở tuần 22 nên tôi hướng dẫn các em quan sát tranh vẽ minh hoạ rất kĩ và nêu câu hỏi gợi mở, cho các em nêu miệng 3 - 5 lần để hình thành bài toán, từ đó đã bồi dưỡng cho các em vốn ngôn ngữ, bước đầu giúp các em biết diễn đạt bài toán bằng lời văn. Sau đó viết phép tính vào ô trống:

1

+

2

=

3

         

Ý b) Tôi cũng hướng dẫn học sinh quan sát tranh rồi nêu bài toán: “Có 1 con thỏ cầm bút vẽ, 1 con thỏ đang đi đến. Hỏi có tất cả mấy con thỏ?”. Đến câu này nâng dần mức độ- học sinh phải viết cả phép tính và kết quả:

1

 +

1

=

2

     

          Tôi chỉ cần hướng dẫn kĩ bài đầu tiên thì những bài tiếp theo học sinh sẽ thực hiện theo một cách rất dễ dàng và làm bài chính xác.

Ví dụ: Bài 4a, SGK trang 51

 Tôi cho học sinh thao tác trực tiếp bằng vật thật (có thể sử dụng que tính, hòn sỏi…)sau đó nêu bài toán: “ Trên đĩa có 3 quả cam, bỏ thêm 2 quả vào đĩa. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả cam?”.

3

 

 +

2

=

5

 

Hoặc có học sinh nêu: “Bỏ 2 quả cam vào trong đĩa có 3 quả. Hỏi có tất cả bao nhiêu quả cam?”

2

 

 +

3

=

5

 

Giáo viên cần lưu ý cho học sinh 1 hình vẽ có thể có nhiều cách hiểu khác nhau và nêu bài toán theo cách nào thì viết phép tính theo cách nêu đó. Trước đây có nhiều giáo viên thường hướng dẫn học sinh nêu bài toán theo 1 chiều cứ ấn định cho các em nhìn tranh cứ cái nào đứng im thì nêu trước còn cái nào chuyển động thì nêu sau, như vậy vô hình chung chúng ta sẽ không phát triển được tư duy và óc sáng tạo của các em. Do vậy khi dạy những bài này tôi thường gợi ý cho học sinh nêu bằng nhiều cách khác nhau vừa để phát triển ngôn ngữ, vừa phát triển tư duy cho học sinh.

Bài 4 trang 77            

Ở bài này giáo viên thường dạy học sinh theo cách 1, nhưng với học sinh tôi thường hỏi các em có còn cách nêu bài toán khác và phép tính khác không, và cho các em nêu.

Cách 1:  Có 8 hộp hình vuông, xếp thêm 1 hộp vào. Hỏi có tất cả mấy hình vuông?

8

 

 +

1

=

9

      

          Cách 2: Lấy 1 hộp hình vuông, xếp vào chỗ 8 hộp. Hỏi tất cả có mấy hình vuông?      

1

 

 +

8

=

9

Tương tự câu b

Cách 1: Có 7 bạn đang chơi, có thêm 2 bạn chạy tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn?

7

 

 +

2

=

9

Cách 2: Có 2 bạn đang chạy tới chơi cùng 7 bạn. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?

2

+

7

=

9

 

Đối với những bài làm phép tính trừ

Những bài đầu tôi cũng hướng dẫn kĩ cho các em  

Ví dụ: Bài 5 trang 62 

Tôi cho học sinh quan sát kĩ bức tranh và đoán tình huống xảy ra, yooi hướng dẫn học sinh biết được điểm đặc biệt của hình là sợi dây bị đứt, đây là đặc trưng của phép tính trừ; tôi đưa ra các gợi ý:

+Bức tranh vẽ gì? (vẽ 1 bạn cầm 1 sợi dây bị đứt, 4 quả bóng đang bay lên trời)

+Lúc đầu quả bóng ở đâu? (Bạn nhỏ cầm 4 quả bóng)

+ sau đó chuyện gì xảy ra? ( 4 quả bóng bị đứt dây bay đi)

+Bạn nhỏ còn mấy quả bóng? (Không còn quả bóng nào)

Cho học sinh nêu thành bài toán, gợi ý cho học sinh có thể đặt tên cho bạn trai đó, Ví dụ: Bạn Phương cầm 4 quả bóng bay, bị đứt dây bay đi 4 quả bóng. Hỏi còn lại mấy quả bóng?

Viết phép tính:

4

-

4

=

0

 

Đến bài 3 trang 85

Học sinh quan sát và cần hiểu được:

Lúc đầu trên cành có 10 quả táo, sau đó rụng mất 2 quả. Hỏi trên cành còn lại mấy quả?

10

-

2

=

8

          Ở những bài này, tôi thường khuyến khích các em diễn đạt, trình bày miệng ghi đúng phép tính.

            6. Những thông tin cần được bảo mật: Không

          7. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

          - Khi dạy giáo viên phải có tranh, ảnh, mô hình, vật thật của các bài toán cho học sinh quan sát.

          - Có máy chiếu.   

8 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo ý kiến của tác giả:

Qua một thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy học sinh lớp mình có sự chuyển biến rõ rệt về các bài toán nhìn tranh vẽ viết phép tính thích hợp, các em không những làm bài đúng mà còn làm theo nhiều cách khác nhau. Tạo không khí học tập sôi nổi, thực sự tiết học trở thành niềm vui, niềm khao khát tìm tòi cái mới. Các em rất hứng thú say mê trong học tập. Điều này được thể hiện qua kết quả thu được tại học kì 1, lớp 11  năm học 2019-2020, như sau:

 

TSHS

Nêu bài toán

TSHS

Viết phép tính

Không nêu được bài toán

Biết nhìn tranh vẽ nêu bài toán.

Biết nêu bài toán theo nhiều cách.

 

Không viết được phép tính

Biết viết phép tính thích hợp.

Biết viết phép tính theo nhiều cách.

 

SL

%

SL

%

SL

%

 

SL

%

SL

%

SL

%

 

30

4

13,3

26

86,7

12

40

30

3

10

27

90

12

40

 


1

2

=

3