Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 515
  • Trong tuần: 1 822
  • Tất cả: 267094
Đăng nhập
Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử lớp 9

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬNSÁNG KIẾN

Kính gửi:

     - Hội đông sáng kiến huyện đồngPhú tỉnh Bình Phước

     - Hội đông sáng kiến Trường THCS Thuận Lợi.

     Tôi ghi tên dưới đây:

Số tt

       Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến

1

Lê Thị Mận

10-06-1977

Trường THCS Thuận Lợi

Giáo viên, tổ trưởng chuyên môn

Đại học sư phạm Sử

    100%

- Địa chỉ Email: lethuymantl@gmail.com

_Số điện thoại: 0972156705

-Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạylịch sử  lớp 9

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Mận

-Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy phân môn Lịch sử bậc Trung học cơ sở

-Ngày sáng kiến được áp dụng thử:  3/2016

I. Mô tả bản chất của sáng kiến:

1.Tính mới:  

          Dạy học liên môn là dùng các kiến thứcliên quan ở các bộ môn khác để bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ kiến thức mà các emđang được học trong các môn học. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắcquan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng.Phương pháp này góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học,giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Mộttrong những cách thực hiện phương pháp dạy học liên môn là lồng ghép thơ, vănvào bài giảng lịch sử nhằm giúp cho bài giảngthêm sinh động, các tri thức khô cứng sẽ được “mềm hóa” hơn và tạo thêm “chất xúc tác” trong hứng thú của người học, đưa đến hiệu quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo, tiết học thêm hấp dẫn hơn và học sinh hứng thú nhiều hơntrong học môn Lịch sử.

Giúpgiáo viên biết sưu tầm, nghiên cứu tài liệu sử liệu trong thơ, văn để lồng ghépnội dung vào bài giảng lịch sử. Đưa các nội dung lồng ghép vào chương trình mộtcách hợp lí nhằm làm cho bài giảng của mình thêm sinh động, hấp dẫn.

Giúphọc sinh biết sưu tầm thơ, văn có sử liệu để phục vụ bài học; vận dụng hợp lí văn,thơ có sử liệu vào minh họa lịch sử; giúp các em có hứng thú trong học tập mônLịch sử và lĩnh hội kiến thức tốt hơn, nhớ lâu hơn các sự kiện, một thời kì lịchsử của dân tộc ta.

2. Nội dung sáng kiến: Gồm  2 giải pháp sau

2.1. Sử dụng thơ để dạy học Lịch sử 9:

Vídụ 1: Dạy bài 7-Tiết 8: Các nước Mĩ-La-tinh. Mục II/ Cu - ba - hòn đảo anh hùng.

            - Giáo viên đọcđoạn thơ giới thiệu về đất nước Cu-ba nhằm giúp học sinh hình dung thêm về vẻ đẹpvà nguồn tài nguyên phong phú của đất nước Cu ba.

                         Anh viết cho em,  tự đảo này

                         Cu ba,  hòn đảo Lửa, đảo Say

                        Ởđây say thật, say trời đất

                         Sóng biển say cùng rượu, mật say...

                                               Em ạ, Cu - ba ngọt lịm đường

                                                Mía xanh đồng bãibiếc đồi nương

                                              Cam ngon,  xoài ngọt vàng nông trại

                                              Ong lạc đường hoa rộn bốn phương...

                                                                            ("Từ Cu ba" - Tố Hữu)

Vídụ 2:  Bài 14 – Tiết 16 - “Việt Namsau chiến tranh thế giới thứ nhất”.

Thựcdân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam trên các lĩnh vực: nông nghiệp,công nghiệp, thương nghiệp, tài chính và cả thuế... Thuế là một trong nhữngchính sách khai thác của thực dân Pháp hết sức khắc nghiệt đối với nhân dân ta.Giáo viên giúp học sinh biết được hàng trăm thứ thuế được chúng sử dụng qua đoạnthơ:

“…Thuế đến cả phấn son phường phố

Thuếmôn bài, thuế đuốc, thuế đèn

Thuếnhà cửa, thuế chùa chiền

Thuếrừng tre gỗ, thuế tiền bán buôn…

Trămthứ thuế, thuế gì cũng ngặt

Thắt chặt dầnnhư thắt chỉ xe”                   

(Á tế á ca)

Vídụ 3:  Bài 15 – Tiết 17 : "Phongtrào cách mạng Việt Namsau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1919 - 1925)".

 Khi dạy phần:Phong trào Dân tộc Dân chủ công khai ( 1919 – 1925), giáo viên đọc đoạn thơ sausẽ giúp học sinh nhận diện được nhân vật lịch sử này là ai, gắn liền với sự kiệnnào.

Sau khi học sinh nhận diện xong, giáo viên giúp họcsinh hiểu thêm về gương hy sinh anh dũng của anh hùng Phạm Hồng Thái trong vụám sát toàn quyền Méc-lanh - tường thuật cụ thể về vụ ám sát tên toàn quyềnMéc-lanh tại Sa Diện – Trung Quốc.

“Mộttấm lôi đình kinh vũ trụ

Tấmgan trung nghĩa động thần minh

Chiếcthân đã gửi cho dòng nước

Trangsử còn ghi mãi tính danh”

                                          (TrầnHuy Liệu -Từ điển nhân vật lịch sử)

                    

Vídụ 4: Bài 16 – tiết 19: " Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoàitrong những năm 1919 - 1925".

            Khigiới thiệu sự kiện năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luậncương về vấn đề Dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, giáo viên cung cấp để họcsinh hiểu được niềm vui sướng của Người bằng những câu thơ:

" Luận cương đến và Người đãkhóc

Nước mắt Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin"

Vídụ 5: Bài 19 – Tiết 23 – “Phong trào cách mạng 1930 - 1935”.

            Saukhi cho học sinh trình bày diễn biến của phong trào Cách mạng 1930-1931 và Xô ViếtNghệ – Tĩnh, giáo viên sử dụng đoạn thơ sau để minh hoạ:

                            “ Than ôi nước mấtnhà xiêu

                            Thế không chịu nổiliệu bề tính mau  

                             Kìa Bến Thủy đứngđầu dậy trước

                             Nọ Thanh Chương tiếp bước đứnglên

                             Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên

                            Anh Sơn, Hà Tĩnh bốnbên dậy rồi

                            Không có lẽ ta ngồichịu chết

                            Phải cùng nhau kiên quyết một phen

                            Tổng này, xã nọ kếtliên

                            Ta hò, ta hét, thétlên thử nào”

                                                 (Bàica cách mạng - Đặng Chánh Kì)

           Đoạn thơ trên sẽ giúp học sinh biếtđược các sự kiện lịch sử diễn ra theo trình tự như thế nào? Qua đó yêu cầu họcsinh nhận xét về phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh ( 1930 - 1931).

Vídụ 6: Bài 21 – Tiết 25: Việt Namtrong những năm 1939 - 1945.  

Khinói về kết quả của cuộc khởi nghĩa Nam Kì bị thất bại, thực dân Pháp đã đàn ápdã man cuộc khởi nghĩa, nhiều cán bộ lãnh đạo Nam Kì bị bắt, bị kết án tử hình,nhưng dù trong hy sinh vẫn giữ nguyên tư thế của người chiến thắng:

Cácanh chị bước lên đài gươm máy

Đầusắp rơi mà môi vẫn cười tươi

(Quyết hy sinh - Tố Hữu)

Vídụ 7: Bài 22 - Tiết 26: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng Khởi nghĩa tháng Támnăm 1945.

Lãnhtụ Hồ Chí Minh trở về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước là niềmvui mừng khôn xiết đối với đồng bào và dân tộc Việt Nam. Nhưng không chỉ con người mớicảm được nhận niềm vui mừng mà cả cảnh vật cũng thế. Vậy để giúp học sinh dễ nhớthời gian trở về nước của Bác, giáo viên sử dụng đoạn thơ:     “…Ôisáng xuân nay, xuân bốn mốt

Sángrừng biên giới nở hoa mơ

Bácvề… Im lặng. Con chim hót

Thánhthót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

Bácđã về đây, Tổ quốc ơi!

Nhớthương hòn đất, ấm hơi Người

Bamươi năm ấy, chân không nghỉ

Màđến bây giờ mới tới nơi!”

                                                  (Theo chân Bác - Tố Hữu)

Vídụ 8: Bài 23 - Tiết 28: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước ViệtNamDân Chủ Cộng hòa.

            Khigiáo viên đọc đoạn trích sau chắc chắn học sinh sẽ nhớ rõ ràng về trình tự khởinghĩa và giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945:

Tổngkhởi nghĩa! Lệnh truyền đêm trước

Sángquân ra giải phóng Thái nguyên

HàNội, Huế, Sài Gòn, cả nước

Đứnglên ta giành hết chính quyền!

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

Chỉmột đoạn thơ ngắn nhưng học sinh sẽ biết được giờ phút thiêng liêng khai sinhra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ngày 2 tháng 9 và niềm hân hoan vui sướngcủa hàng triệu trái tim con người Việt Nam:

Hômnay sáng mồng hai tháng chín

Thủđô hoa, vàng nắng Ba Đình

Muôntriệu tim chờ…chim cũng nín

Bỗngvang lên tiếng hát ân tình

HồChí Minh! Hồ Chí Minh!

Ngườiđứng trên dài, lặng phút giây.

Caocao vầng trán, ngời đôi mắt

Độclập bây giờ mới tới đây!

                                                (Theo chân Bác - Tố Hữu)

Vídụ 9: Bài 27 -  Tiết 36: “Cuộc kháng chiếntoàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc 1953 -1954”.

 Dạy xong diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủgiáo viên đọc đoạn thơ sau sẽ khắc họa được ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn củacuộc kháng chiến chống Pháp - đó là chiến thắng " Lẫy lừng năm Châu, chấnđộng Địa Cầu". Chín năm (từ 1945 - 1954) chiến đấu chống thực dân Pháp mớilàm nên chiến thắng lẫy lừng để đưa đất nước ta bước sang thời kì mới - miền Bắchoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.

"MườngThanh Hồng Cúm, Him Lam

Hoamơ lại trắng, vườn cam lại vàng".

"Chínnăm làm một Điện Biên

Nênvành hoa đỏ, nên thiên sử vàng".

(Ta đi tới -Tố Hữu)

Vídụ 10: Bài 28 - Tiết 39 – “Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩvà chính quyền Sài Gòn ở miền Nam1954-1965”.

            Sau 1954 miền Bắc hoàn toàn giảiphóng bắt tay xây dựng CNXH, nông thôn miền Bắc phấn khởi trên con đường làm ăntập thể. Giáo viên đọc những câu thơ sau sẽ giúp học sinh thấy được sự vui mừngcủa người nông dân khi ruộng để canh tác - họ thực sự trở thành người chủ ởnông thôn.

                                    Dâncó ruộng dập dìu hợp tác

                                    Lúa mượt đồng ấm áp làng quê

                                    Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê

                                     Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn

                                                         (Ba mươi năm đời ta có Đảng- Tố Hữu)

Vídụ 11: Bài 29 - tiết 42  – “Cả nước trực tiếpchiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973)”.

Khi dạy vềcuộc chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh Cục bộ" của Mĩ ở miềnNam, giáo viên cung cấp bài thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, các em sẽ hiểu đượctrong chiến dịch này ta đã thắng lợi như thế nào:

                        Xuân này hơn hẳn mấy xuânqua,
                      Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
                      Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
                      Tiến lên!

                                Toàn thắng ắt về ta!

                       ( Thơ chúc tết xuân Mậu Thân -1968 - Chủ Tịch Hồ Chí Minh)

Vídụ 12: Bài 30  - tiết 46 – “ Hoàn thành giảiphóng miền Nam,thống nhất đất nước (1973 - 1975)”. 

Sau khi đọc đoạn thơ dưới đây xong, giáo viên hỏi: Đoạnthơ nhắc đến sự kiện nào? Tôi dám khẳngđịnh tất cả các em sẽ biết đó là chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào lúc 11giờ 30 phút ngày 30 - 4, trong giờ phút thiêng liêng ấy lòng mỗi người dân đềurạo rực muốn dâng chiến công lên Bác. Những câu thơ như thế đã giúp các em ghinhớ sự kiện dễ dàng hơn, không khí lớp học nhẹ nhàng hơn nhiều so với tiết họckhông sử dụng thơ.

Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp

Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta

Chúng con đến, xanh ngời ánh thép

Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa

                                     (Toàn thắng về ta - Tố Hữu)

Vídụ 13:  Bài 32 - tiết 49: Xây dựng đất nước,đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985).

            Nhằm giúp học sinh biết được những thànhtựu của nước ta trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1981 - 1985) giáo viêncung cấp mấy vần thơ:

                        Chặnsông Đà, ta làm ra thác điện

                        Chosáng núi rừng, sáng đến mai sau

                        SắtThái Nguyên, hãy làm ra thép luyện

                    Cho tay ta vươn tới mạnhgiàu!

                                                                ( Tố Hữu)

2. 2 Sử dụng văn đểdạy học lịch sử 9:

Ví dụ 1:  Dạy bài 24 - Cuộc đấu tranhbảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946).

 Nhằm giúp học sinhhiểu rõ hơn về tình hình kinh tế nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945, giáoviên có thể tóm tắt trích đoạn cảnh Chị Dậu bán con trong tác phẩm "Tắtđèn" của Ngô Tất Tố: Chị Dậu thuộcloại cùng đinh nhất hạng đinh đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế. Chồngđang ốm lại bị đáng đập khổ sở , một thân, một mình chị Dậu chạy vạy ngược xuôiđể lo cho anh Dậu. Đường cùng chị phải đứt ruột, gạt nước mắt bán con cho NghịQuế. Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán khoai mới đủ nộp tiềnsưu để chồng được tha về...

Sau khi đọc cho học sinh nghe trích đoạn giáo viên cần khắchọa tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - hậu quả của nạnđói do Pháp gây ra.

Vídụ 2:  Bài 14 - tiết 16:“Việt Namsau chiến tranh thế giới thứ nhất”.

- Giáo viên minh họa cảnh thúc sưu thuế của thực dân phápvà tay sai bằng cách tóm tắt đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" - Ngô Tất Tố:  Tiếngtrống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác đánh đập, tiếng kêu khóc vang lên nhưtrong một cuộc săn người. Chị Dậu cố chạy vạy bằng mọi cách nhưng không đủ tiềnnộp suất sưu cho anh Dậu.  Đường cùng chị phải đứt ruột, gạt nước mắtbán con cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán khoaimới đủ nộp tiền sưu để chồng được tha về...ngờ đâu lại còn suất sưu của em chồngchết năm ngoái! Thật là đường cùng....anh Dậu vừa hơi tỉnh sau một trận no đònvà đói lả do nhịn đói hai ngày thì bọn cai Lệ đến đòi tiền sưu. Mặc cho chị Dậuvan xin nhưng bọn chúng không tha, bịch luôn mấy vào ngực chị Dậu rối sấn đếnanh Dậu... 

           Thơ vănnói chung là dễ thuộc, dễ nhớ…Bên cạnh đó thơ, văn trong giai đoạn văn học hiệnthực phê phán đã nói lên được thực trạng của xã hội cũng như những sự kiện lịchsử quan trọng của nước nhà. Việc đưa thơ văn vào bài giảng lịch sử là một trongnhững cách mà giáo viên thực hiện phương pháp dạy học liên môn. Với phương pháp này, giáo viên đã giúp các em học môn Lịch sử với tâm trạng thích thú, dễnhớ và hăng say lĩnh hội kiến thức hơn.

3. Khả năng áp dụng sáng kiến:

Các giải pháp trên đã được ápdụng thử ở trường THCS Thuận Lợi đã mang lại lợi ích trong việc giảng dạy phânmôn lịch sử 9. Với việc dạy học có sử dụng thơ văn trong giảngdạy môn Lịch sử thì việc tiếp thu bài học của các em đạt kết quả cao hơn, khôngkhí hứng thú trong học tập tốt hơn, có sự hoạt động đồng bộ giữa thầy và trò.Từ đó, tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi phân môn sử nâng cao rõ rệt.

Ngoài ra, giải pháp trên còn có thể áp dụng cho việc giảngdạy ở rất nhiều phân môn khác,  tùy thuộcvào mức độ áp dụng của từng giáo viên trong các trường THCS nói chung.

II. Những thông tin cần được bảo mật: (nếu có): Không

III. Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: Các điều kiện cần thiết để áp dụng các giải pháp trên là:

+ Nhà trường: Cung cấp tư liệu tham khảo, số liệu, phươngtiện ...

+ Giáoviên: Trước hết giáo viên phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc vớinhững tư liệu mình đã lựa chọn, tư liệu phải có giá trị văn học cao. Tài liệuphải là một bức tranh sinh động về sự kiện, nhân vật lịch sử...đang học. Tưliệu luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh và có nguồn gốc, xuất xứ chính xác,rõ ràng. Giáo viên không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức thơvăn nhằm tránh biến giờ học lịch sử thành giờ học Ngữ văn.

Khi đọc thơ, văn giáo viên phải đọc có cảm xúc, truyền cảmnhằm giúp học sinh cảm nhận, lĩnh hội tốt thông tin mà giáo viên cung cấp. Cầnminh họa thông tin một cách hợp lí, lô gíc….để tính thuyết phục, hấp dẫn đượctăng cao.

+ Học sinh: Cần có sự nổ lực, tư duy trong học tập kết hợpvới tự sưu tầm văn thơ trong học tập.

IV. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến cóthể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Sáng kiến: “ Vậndụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử lớp 9” được triển khai ở trườngTHCS Thuận Lợi từ đầu năm học 2015- 2016 đến nay. Sau khi triển khai trong từngnăm học  đã tiến hành theo dõi, kiểm traquá trình thực hiện của các giáo viên trong tổ Xã hội, kết quả đạt được nhưsau:

Năm học

Chất lượng

2015-2016 (học kì II)

87%

2016-2017 (học kì I)

98%

V. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử :

Ý kiến nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học trườngTHCS Thuận Lợi về lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử:

 Số tt

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

Kí xác nhận

1

Nguyễn Thị Dung

1981

Trường THCS Thuận Lợi

Giáo viên

Đại học sư phạm Sử

Dự giờ góp ý

2

Nguyễn Thị Tuyển

1983

Trường THCS Thuận Lợi

Giáo viên

Đại học sư phạm Địa

Dự giờ góp ý

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

                                                                   Thuận Lợi, ngày 12 tháng 03 năm 2017

                                                                                            Người nộp đơn                                                                       

                                                                                                LêThị Mận