Phương pháp dạy tiết ôn tập chương 3 Tin học 9 bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự
do - Hạnh phúc
ĐƠN
YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Hội đồng sáng kiến huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
-
Hội đồng sáng kiến Trường THCS Thuận Lợi;
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
STT
|
Họ và Tên
|
Ngày,
tháng, năm sinh
|
Nơi công
tác
|
Chức danh
|
Trình độ
chuyên môn
|
Tỷ lệ (%)
đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng tác giả nếu có)
|
1
|
Hoàng Thị Dung
|
15/05/1987
|
THCS Thuận Lợi, H. Đồng Phú, BP
|
Giáo viên
|
CĐSP Tin học
|
100%
|
Địa
chỉ mail: Dunghoangthuanloi@gmail.com
Số
điện thoại: 0971730785
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Phương pháp dạy tiết
ôn tập chương 3 Tin học 9 bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Thuận Lợi, H.Đồng Phú, BP
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn tin học
9
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 06/03/2016
* Mô tả bản chất của sáng kiến:
Tiết ôn tập chương 3. Phần mềm trình chiếu-Tin học 9 là một tiết học
vô cùng cần thiết nhằm để củng cố, hệ thống hóa kiến thức về phần mềm trình chiếu
và các thao tác để tạo một bài trình chiếu. Qua đó học sinh có thể vận dụng vào
tạo một bài trình chiếu hoàn chỉnh.
Tuy nhiên khi dạy bài này do nội dung ôn tập quá dài, các thầy cô
thường không thực hiện được hết trong một tiết, hoặc có những tiết lại không tổng
hợp, hệ thống hóa được kiến thức trọng tâm của chương, dàn trải nội dung. Kết
quả học sinh khó nhớ
hoặc học sinh sẽ nhớ
một cách mơ hồ các bước và không thể hình dung được để tạo một bài trình chiếu
thì cần phải bắt đầu từ đâu? làm những thao tác gì? cách làm như thế nào? Học sinh
có thể sẽ lẫn lộn các thao tác dẫn đến việc tạo bài
trình chiếu gặp nhiều khó khăn hoặc có thể lặp lại nhiều lần
các thao tác không cần thiết, mất nhiều thời gian và có thể không hoàn thành nảy sinh thái độ nhàm chán.
Chính vì thế được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, tôi đã
chọn "Phương pháp dạy tiết ôn tập chương 3 Tin học 9
bằng cách vẽ sơ đồ tư duy" góp phần tổng hợp kiến thức
nhanh gọn, khái quát.
Mặt khác trong quá trình tạo
sơ đồ tư duy tôi còn gọi một vài học sinh lên thực hành lại những thao tác trên
máy tính có kết nối với máy chiếu để cả lớp quan sát và nhớ lại.
Tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp này giảng dạy ở trường. Kết quả
thấy việc áp dụng phương pháp mới này đã giải thoát được rất nhiều vướng mắc bấy
lâu nay là rút ngắn được thời gian chỉ trong một tiết học mà tôi có thể giúp học
sinh tổng hợp và khái quát tất cả các nội dung có trong chương. Đặc biệt học
sinh đã biết cách tạo một bài trình chiếu hoàn chỉnh theo tuần tự các bước một
cách khoa học không lẫn lộn các bước. Do đó trong quá trình thực hành đa số các
em làm rất nhanh, độ chính xác cao và
bài trình chiếu cũng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, các em trở nên thích thú
và yêu thích bộ môn Tin học.
Sau đây là cách thực hiện sáng kiến của tôi:
1.
Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Phấn viết bảng nhiều màu
- Máy tính cá nhân của giáo viên có kết nối với máy chiếu
* Học sinh:
- Ôn tập trước ở
nhà
- Bút màu,vở ghi
bài
2. Cách
thực hiện:
Giáo
viên đưa ra các câu hỏi liên quan đến nội dung của chương để học sinh trả lời,
thông qua câu trả lời của học sinh giáo viên hình thành nên sơ đồ tư duy trên bảng
và gọi đại diện một số học sinh lên thực hành các thao tác trên máy tính có kết
nối với máy chiếu cho cả lớp quan sát lại. Trong quá trình hỏi giáo viên lưu ý
thêm một số nội dung như cách chọn nền cho trang chiếu, cách định dạng nội
dung, cách sửa lỗi bài trình chiếu. Cuối cũng giáo viên khái quát lại nội dung
theo sơ đồ tư duy đã hoàn thành.
3. Tiến
hành:
-GV dẫn dắt vấn đề:
Ở các tiết học trước chúng ta đã được làm quen với phần mềm trình chiếu và một
số thao tác trên phần mềm trình chiếu. Để tạo một bài trình chiếu hoàn chỉnh ta
cần kết hợp các thao tác đó lại. Vậy ta cần kết hợp những thao tác đó như thế
nào? bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
- GV: Tạo vị trí trung tâm của sơ đồ tư duy lên bảng: "TẠO BÀI TRÌNH
CHIẾU "
- HS quan sát.
- GV Yêu cầu HS vẽ vào vở
- GV: Hãy nhắc lại các bước tạo một bài trình chiếu hoàn chỉnh?
- HS sẽ trả lời từng bước:
1.
Chuẩn bị nội dung
2.
Chọn màu hoặc hình ảnh nền
3.
Nhập và định dạng nội dung
4.
Thêm các hình ảnh minh họa
5.
Tạo các hiệu ứng động
6.
Trình chiếu, kiểm tra, chỉnh sửa và lưu bài
- GV: Nhận xét, vẽ các nhánh của
sơ đồ tư duy có nội dung HS vừa trả lời lên bảng.
- HS: Lắng nghe, quan sát, vẽ
hình vào vở
- GV: Đối với những bài trình
chiếu có nội dung dài, ta cần phải làm gì?
-
HS: Ta phải lập dàn ý cho bài trình chiếu.
- GV: Đối với những bài có nội
dung dài ta cần tóm tắt nội dung và đưa vào bài trình chiếu, GV vẽ nhánh của sơ
đồ tư duy có nội dung HS vừa trả lời lên bảng.
- HS: Lắng nghe, quan sát, vẽ
hình vào vở.
- GV: Sau khi tóm tắt nội dung
xong, ta cần khởi động phần mềm trình chiếu và tạo nền cho bài trình chiếu vậy
ta biết trang chiếu có những kiểu nền nào?
- HS trả lời: Có 4 kiểu nền cho
trang chiếu: Màu đơn sắc, màu chuyển của 2 hoặc 3 màu, mẫu có sẵn, hình ảnh
- GV: Hãy nêu cách tạo các nền?
- HS trả lời: Các bước thực hiện:
+ Chọn trang chiếu
+ Chọn Format->Background
+ Nháy nút mũi tên chọn màu
+ Nháy nút Apply
- Gv yêu cầu 1 HS lên bảng thực
hành cho các bạn quan sát?
- HS thực hành trên bảng.
- GV: Nhận xét, vẽ nhánh của sơ
đồ tư duy có nội dung HS vừa trả lời lên bảng.
- GV lưu ý: Ta nên chọn màu nền
tương phản với màu chữ để dễ đọc và chon màu nền phù hợp với nội dung của bài
trình chiếu.Ví dụ ta nên chọn màu nền sinh động cho những bào trình chiếu có nội
dung vui tươi...
- HS: Lắng nghe, quan sát, ghi
bài.
- GV: Sau khi chọn xong màu nền
ta nhập và định dạng nội dung bằng cách nào?
- HS trả lời:+ Nhập nội dung bằng
bàn phím
+ Định dạng nội dung bằng
các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
- GV: Yêu cầu 1 HS lên nhập nội
dung và định dạng theo yêu cầu cho các bạn quan sát
- HS thực hiện
- GV: Nhận xét, vẽ nhánh của sơ
đồ tư duy có nội dung HS vừa trả lời lên bảng.
- HS: Lắng nghe, quan sát, ghi
bài.
- GV: Sau khi nhập xong nội
dung để minh họa cho nội dung đó ta cần phải làm gì?
- HS: Ta cần chèn hình ảnh để
minh họa cho nội dung
- GV: Hãy nhắc lại cách chèn
hình ảnh vào trang chiếu và thực hành trên bảng?
- HS trả lời:
+
Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh
+ Chọn lệnh
Insert->Picture->From File
+ Chọn thư mục lưu hình ảnh
+ Nháy tệp đồ họa cần thiết
và nháy Insert.
- HS lên bảng thực hành
- GV: Nhận xét, vẽ nhánh của sơ
đồ tư duy có nội dung HS vừa trả lời lên bảng.
- HS: Lắng nghe, quan sát, ghi
bài.
- GV: Em có thể tạo hiệu ứng
chuyển cho trang chiếu bằng cách nào?
- HS trả lời:
+
Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu ứng
+ Mở bảng chọn Slide
Show->Slide Transition
+ Nháy chọn hiệu ứng thích hợp
- HS lên bảng thực hành
- GV: Nhận xét, vẽ nhánh của sơ
đồ tư duy có nội dung HS vừa trả lời lên bảng.
- HS: Lắng nghe, quan sát, ghi
bài.
- GV: Em có thể tạo hiệu ứng
cho đối tượng bằng cách nào?
- HS trả lời:
+ Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu ứng
+ Mở bảng chọn Slide Show chọn
Custom Animation
+ Nháy chọn hiệu ứng thích hợp
- HS lên bảng thực hành
- GV: Nhận xét, vẽ nhánh của sơ
đồ tư duy có nội dung HS vừa trả lời lên bảng.
- HS: Lắng nghe, quan sát, ghi
bài.
- GV: Hãy nêu cách thực hiện
trình chiếu
- HS trả lời: nháy chuột vào biểu
tượng Slide Show
- GV: Nhận xét, vẽ nhánh của sơ
đồ tư duy có nội dung HS vừa trả lời lên bảng.
- HS: Lắng nghe, quan sát, ghi
bài.
- GV: Khi tạo nội dung cho các
trang chiếu ta thường gặp những lỗi nào?
- HS trả lời:
+
Khi tạo nội dung cho các trang chiếu cần tránh:
+
Các lỗi chính tả
+
Sử dụng cỡ chữ quá nhỏ
+
Quá nhiều nội dung văn bản trên một trang chiếu
+
Màu nền và màu chữ khó phân biệt
- GV: Ta cần kiểm tra những lỗi
trên nếu mắc phải thì sửa lại
- HS: Lắng nghe, ghi bài
- GV: Hãy nêu cách thực hiện
lưu bài và thực hành trên bảng
- HS trả lời: Nháy nút lệnh
Save
- HS lên bảng thực hành
- HS: Lắng nghe, quan sát.
- GV: Hoàn thành, chốt lại những
nội dung trong sơ đồ tư duy
* Các thông tin cần bảo mật: Không.
* Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Áp dụng trong phòng học có máy tính cá nhân kết nối với
máy chiếu
*
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến
có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Rút ngắn được thời gian. Chỉ trong 45
phút nhưng ôn tập lại được toàn bộ nội dung của chương.
-
Điều thành công nhất trong tiết học là hệ thống hóa
kiến thức một cách nhanh chóng, đa số học sinh hiểu bài, khắc sâu hơn kiến thức
bài học, hứng thú trong học tập
-
100% học sinh tham gia học tập nghiêm túc hiểu và áp dụng được vào bài thực
hành.
* Đánh giá lợi
ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của
tác giả:
Đánh giá của cô Nguyễn Thị Mỹ Trang - Giáo viên dạy
Tin học, trường THCS Thuận Lợi: Sáng kiến của cô Hoàng Thị Dung đã được tôi áp
dụng trong quá trình giảng dạy môn Tin học, sáng kiến này đã khắc phục được những
tồn tại của tiết ôn tập, giúp hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học, học
sinh áp dụng tốt vào bài thực hành.
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
Nguyễn Thị Mỹ Trang
- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
|
Họ và tên
|
Ngày tháng năm
sinh
|
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
|
Chức danh
|
Trình độ
chuyên môn
|
Nội dung công
việc hỗ trợ
|
1
|
Nguyễn Thị Mỹ Trang
|
15/06/1987
|
Trường THCS
Thuận Lợi, Đồng Phú
|
Giáo viên
|
CĐSP Tin học
|
Kiểm nghiệm hiệu
quả áp dụng sáng kiến
|
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung
thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Thuận Lợi, ngày 14 tháng 03 năm 2017.
Người nộp đơn
(Ký và
ghi rõ họ tên)
Hoàng Thị Dung
Xác nhận của
Hội đồng khoa học trường THCS Thuận Lợi về lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................