Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 63
  • Trong tuần: 564
  • Tất cả: 261719
Đăng nhập
Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Thuận Lợi
Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Thuận Lợi

   I. ĐẶT VẤN ĐỀ

             Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một yêu cầu bức xúc của xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Việc nhà nước quy định các cấp trường từ Tiểu học đến Đại học phải thực hiện sự kiểm định chất lượng, thông qua biện pháp tự đánh giá để xác định vị trí và khả năng đào tạo của mình trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay càng khẳng định quyết tâm của Nhà nước ta trong việc không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

            Quản lí nhà truờng là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lí nhà truờng làm cho nhà trường vận hành theo đường lối quan điểm của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà truờng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục : Nâng cao dân trí, đào tạo  nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

            Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học là những cách làm, cách  giải quyết  cụ thể trong công tác chỉ đạo chuyên môn phù hợp với tình hình điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất  lượng giáo dục.  Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ tiên quyết của những người làm công tác quản lí và dạy học trong các nhà trường.

II.  THÖÏC TRAÏNG VAØ GIAÛI PHAÙP:

       1. Thực trạng dạy và học ở trường THCS Thuận Lợi    

           Trường THCS Thuận Lợi đóng trên địa cách trung tâm huyện Đồng Phú khoảng  hơn 20 cây số. Đời sống nhân dân chủ yếu sống  bằng nghề nông, nền kinh tế chưa phát triển bằng các xã lân cận như: Phú Riềng, Thuận phú.Là địa bàn có sự tập trung của con em dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình khó khăn ( hộ nghèo ( 40 em), mồ côi, nhiều gia đình không có đất canh tác phải đi làm thuê “Lo cái ăn trước rồi mới đến cái học”, có số học sinh ở cách xa trường gần 10 km,đường xá đi lại khó khăn như: ấp Đồi Mum (Thuận Tân, Suối Dạt...). Chính vì vậy, sự quan tâm về học tập của con em trên địa bàn xã nhà còn hạn chế, số lượng học sinh gặp  khó khăn trong việc học  tương đối nhiều, khả năng tiếp thu của một số học sinh còn quá chậm so với bạn cung trang lứa.

           Việc quan tâm chăm sóc con em của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của thời đại. Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt, ít tạo điều kiện cho trẻ thể hiện quan điểm của mình, sử dụng mệnh lệnh, roi vọt,…Cha mẹ thiếu làm gương cho con noi theo. Một số gia đình bố, mẹ đi làm ăn xa gửi con cho người thân nuôi dùm, đi làm từ sáng đến tối không có thời gian quan tâm đến việc học của con cái.Bên cạnh đó tệ nạn xã hội, những thói quen xấu vẫn còn tồn tại khá phổ biến  và những bất cập khác. 

.             Về chất lượng đội ngũ, đến nay, cán bộ và giáo viên của trường có  trình độ đào tạo chuyên môn trên chuẩn. Phần đa giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, tuy nhiên bên cạnh đó cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, khó khăn :

            Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nhiều

            Đa số giáo viên tuổi đời còn trẻ, mới ra trường nên chưa dày dạn kinh nghiệm giảng dạy, hoàn cảnh gia đình chủ yếu phụ thuộc vào tiền lương là chính, khoảng cách từ nhà đến trường còn xa.

      Một số giáo viên chưa chịu khó tìm tòi để có phương pháp giảng dạy tốt; chưa biết phối kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy để phát huy ưu điểm của từng phương pháp trong quá trình giảng dạy.

      Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm ”. Trong quá trình dạy học chưa có kế hoạch phân nhóm học sinh theo đối tượng để có những phương pháp dạy học phù hợp.

 

   Chính vì những nguyên nhân trên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học trong nhà trường, qua thảo luận buổi họp tổ chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến thảo luận nhằm  nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Thuận Lợi

2. Các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Thuận Lợi

 

        2.1.  Tăng cường cải tiến cơ sở vật chất  và đổi mới công tác quản lí huy động các nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng dạy và học:

       -  Làm tốt công tác tham mưu với các cấp ngành quan tâm đầu tư cở sở vật chất trường học

                  Một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định nâng cao chất lượng dạy học là việc nhận thức của đội ngũ giáo viên về đổi nới phương pháp dạy học. Quá trình dạy học luôn gắn liền với việc sử dụng thành thạo các phương tiện và thiết bị dạy học. Mỗi thầy giáo phải biết tổ chức cho học sinh một môi trường hoạt động để trong đó có sự tương tác qua lại giữa tri thức sẵn có và phưong tiện học tập thì mới phát sinh được tri thức cho người học.

2.2 .  Bồi dưỡng về nhận thức chuyên môn cho đội ngũ :

a) Bồi dưỡng nhận thức về chính trị, tư tưởng :

       Trường có Chi bộ đảng, đa số các đảng viên kiêm nhiệm quản lí tổ có

nhiệm vụ trọng trách nhất. Do vậy công tác chỉ  đạo thông suốt từ chi bộ kịp đến tận các giáo viên trong tổ khối.

       Trong công tác quản lí chú trọng việc góp ý xây dựng cho mọi người hơn là ghi nhận những sai sót của họ đã làm.   

  Ngoài công tác giáo dục về nhận thức chính trị tư tưởng, truyền thống dân tộc,….người quản lí phải biết khơi dậy tàng của mỗi con người, lòng tự trọng, ước muốn phát triển và xác định hướng đi đúng phù hợp.

b ) Bồi dưỡng về công tác chuyên môn:

        Đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh :

       Giáo viên phải mạnh dạn thay đổi cách dạy cũ, học sinh có kỉ luật thì mới dạy tốt và học tốt “ Thầy ra thầy, trò ra trò”. Nhà truờng kết hợp với tổ chức Đội thiếu niên tăng cường  kiểm tra nề nếp và thực hiện nội quy học tập của học sinh và hàng tuần có những nhận xét sát thực về chất lượng nề nếp và công tác chủ nhịêm lớp của giáo viên vào buổi giao ban cuối tuần.

      Đổi mới phương pháp giảng dạy và phối hợp linh hoạt và hợp lí những kinh nghiệm giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất và cải tiến các phương tiện dạy học cho đội ngũ giáo viên.

      Đổi mới dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động sáng tạo, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tạo  điều kiện cá thể hoá người  học để phát triển mọi năng lực của học sinh. Tổ chức hướng dẫn học  sinh học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình, tự tin và có niềm vui trong lao động, chủ động học tập chủ động sáng tạo.

          Với những hiểu biết của bản thân chúng tôi  về đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi tự đặt ra những yêu cầu cho giáo viên khi tổ chức một tiết dạy

c) Tổ chức tiết dạy

Đối với giáo viên

    Nghiên cứu kĩ nội dung và phân tích các hoạt động sư phạm cụ thể là :

-  Soạn kế hoạch lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng bài học và các hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết dạy

-Khai thác nội dung giáo dục tư tưởng thẩm mĩ, bảo vệ môi trường, tư tưởng Hồ Chí Minh, kĩ năng sống lồng ghép vào bài giảng cho phù hợp

-Chuẩn bị những hệ thống câu hỏi  : Những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp, ở nhà, chú ý phát triển kiến thức bồ dưỡng học sinh giỏi, khá, năng khiếu bộ môn. Dự kiến những sai lầm của học sinh nếu có và cách khắc phục. 

Chuẩn bị hệ thống câu hỏi logic

      Trong tiết dạy GV đưa ra vấn đề (cá  nhân,nhóm)HS tự trao đổi để giải quyết . Điều đó giảm được bệnh  nói  nhiều, giảng  nhiều, nhằm tạo ra sự phối hợp việc làm của thầy và trò theo cùng một nhịp điệu. Giúp học sinh pháthuy đựơckhả năng sẵn có của bản thân để làm những việc có thể làm được dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Đây là cở sở tiền đề giúp học sinh tự làm được những việc khó hơn, có điều kiện khẳng định mình.

    -Khi soạn bài phải chú ý đến tính vừa sức của học sinh.   

- Lựa chọn hình thức tổ chức tiết dạy phù hợp với điều kiện cở sở vật chất của lớp, phù hợp với nội dung bài dạy môn dạy.

   +  Để tổ chức tốt một tiết dạy phải tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác nhận cách tổ chức học tập cho học sinh làm thế nào để có kết quả cao nhất. Ví dụ :  Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu là để rèn kĩ năng hoặc kiểm tra kiến thức đã học thì coi trọng cách học cá nhân của học sinh.

    +  Nếu đối tượng kiến thức là những nhận thức quá mới mẻ với học sinh  cần vai trò chủ đạo của giáo viên trong việc thông báo, giải thích thì nên tổ chức cho các em học tập theo lớp.

    + Còn đối với những bài dạy có đối tượng nhận thức mà bản thân học sinh ít có kinh nghiệm  hoặc chứa đựng các cách hiểu biết khác nhau, dễ phân hoá thành các nhóm ý kiến để tranh luận bàn cãi …. Thì chúng ta tổ chức cho học sinh học nhóm để kích thích hoạt động của từng cá nhân. Nhờ việc thảo luận trong nhóm nhỏ, kiến thức của các em sẽ lướt phần chủ quan, phiến diện làm tăng thêm tính khách quan khoa học. Việc học tập theo nhóm càng chứng tỏ quan điểm “ Học thầy không tày học bạn”. Qua việc trao đổi, hợp tác với bạn mà tri thức của các em trở nên sâu sắc, bền vững và dễ nhớ và nhớ nhanh hơn. Khi mỗi nhóm trình bày xong để khắc sâu kiến thức giaó viên bao giờ cũng phải có kết luận ngắn gọn ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, vì sao và đưa ra bài học, chú ý việc khen thưởng động viên các em kịp thời  .

 

Chuẩn bị đồ dùng dạy học :

       Đặc điểm tâm lí của học sinh, nhất là các môn học sử, địa như tổ tôi

trong tiết dạy,việc sử dụng đồ dùng dạy học đẫ thực sự góp phần góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy,giúp các emnắm vững kiến thức một cách kĩ lưỡng hơn cũng như gây hứng thú học tập cho học sinh trong tiết dạy

         Lựa chọn phương  pháp đặc trưng bộ môn :

       Vận dụng và phối hợp các phương pháp truyền thống với phương pháp dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm”, luôn phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển, nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả đào tạo.

      Trong điều kiện học sinh chưa học được  2 buổi.Để chuẩn bị tốt trong gìơ  lên lớp thì việc định hướng cho những những công việc ở bên ngoài lớp học của học sinh đóng vai trò quan trọng chính. Vì vậy phần dặn dò sau mỗi tiết dạy là rất cần thiết. Đối với những em không đạt yêu cầu kiến thức kĩ năng cơ bản thì giáo viên phải đảm bảo để các em thực hiện những yêu cầu đó.

       Thường xuyên tăng cường việc dự giờ thăm lớp và kiểm tra chất lượng học  tập của học sinh :

         Thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp giúp người quản lí đánh giá  được năng lực chuyên môn của giáo viên và nắm bắt được khả năng tiếp thu của học sinh, từ đó có những nhận xét góp ý kịp thời để giáo viên điều chỉnh và thay đổi các hình thức dạy học để tiết dạy đạt hiệu quả hơn.  Bên cạnh đó phải nắm bắt đối tượng học sinh yếu để có kế hoạch kiểm tra, đánh giá riêng, để lựa chọn hình thức phụ đạo cho phù hợp (nhất là môn Anh Văn của tổ).Nếu học sinh nào mà đến thời điểm cuối học kì I năng đọc viết môn Anh Văncòn chậm không theo được tiến độ chung của lớp sẽ được đưa vào danh sách học sinh có khó khăn trong học tập để có những kế hoạch hỗ trợ đặc biệt, giúp các em tự tin hơn trong học tập.

          Nhà trường luôn coi việc dự giờ thăm lớp có góp ý cụ thể sau từng tiết dạy cho giáo viên là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

       Tổ chức thống kê danh sách  học sinh yếu của từng khối lớp. Hiệu phó chuyên môn là người trực tiếp  khảo sát  chất  lượng của số học sinh này để  nhìn nhận lại sự đánh giá của giáo viên một cách khách quan hơn  và từ đó tư vấn và phối hợp cùng với  giao viên chủ nhiệm có những nhận định chính xác về hạn chế của từng em học sinh. Trên cơ sở đó phát huy mặt mạnh ở các em và giúp đỡ những mặt còn hạn chế.

          * Đối với học sinh :

        Giáo viên chủ nhiêm là người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp mình. Một lớp học được coi là công tác chủ nhiệm tốt khi các em học sinh có được những nề nếp sau :

Học sinh phải có kỷ luật tốt, lễ phép

Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa.

Chuẩn bị công việc bên ngoài lớp, đưa ra những suy nghĩ nhận của mình khi quan sát để ra lớp thảo luận, trao đổi cùng các bạn.

Tập trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa.

          Tự đặt câu hỏi sau khi sau khi đã đọc trước bài.

          Ngoài ra các em còn khuyến khích các em tham gia các hoạt động phong trào mang tính giáo dục cộng đồng và tham gia các hoạt động về nguồn, ngoại khoá; vừa giúp trò thư giãn và tạo sự đoàn kết gần gũi.

2.3 Tổ chức  các buổi ngoại khóa

         Với nhiều hình thức, cách thức tổ chức cho các buổi HĐNK

 phong phú đa dạng. Đây sẽ là nơi cho các em thể hiện mình vừa chơi , vừa học cũng chính là sân chơi bổ ích tạo nên nguồn cảm hứng của các em vươn lên trong học tập.

 

2.4 Phối hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh:

       Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức quần chúng của các gia đình học sinh. Đây là tổ chức có quan hệ mật thiết với nhà trường, có tiềm năng lớn trong việc giáo dục học sinh vì 2/3 thời gian học sinh ở nhà với gia đình. Là cầu nối các gia đình học sinh lại với nhau để thống  nhất mục tiêu giáo dục.

       Việc ban đại diện cha mẹ hoc sinh hoạt động tích cực trong nhà trường cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhà trường luôn xây mối quan hệ gần gũi với mỗi gia đình học sinh , tổ chức họp PHHS bài bản trân trọng họ, do đó công tác tuyên truyền thông tin và thu thập thông tin khá hiệu quả, giúp nhà trường liên kết với mỗi gia đình học sinh tốt hơn .

          Tập thể CBGV- NV phải luôn tâm niệm: “ Làm sao cho mỗi phụ huynh luôn có tinh thần hợp tác giáo dục học sinh hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta”.

         

2.5 Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, ban ngành và địa phương chăm lo cho sự nghiệp giáo dục:

          Tận dụng nguồn ngân sách nhà nước :tạo điều kịên quan tâm mua sắm nhu cầu phục vụ chuyên môn mua sắm thiết bị phục vụ dạy học.

          Vấn đề chăm lo cho học sinh ngoan nghèo quyên góp ủng hộ các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cấp phát sách vở, học bổng cho học sinh giỏi ngoan nghèo, miễn giảm tiền đầu năm cho học sinh diện chính sách.

          Giúp đỡ học sinh nghèo được đến lớp, học sinh thi đua học tập và tạo không  khí học tập sôi nổi như: Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường   vận  động quyên góp quỹ vòng tay bè bạn, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn thiếu sách vở

2.6 Thực hiện tốt công tác xây dựng qui chế dân chủ sở sở :

          Quan trọng nhất là phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ công chức đầu năm. Đây là hình thức phát huy dân chủ và tích cực của công đoàn viên vào tất cả các mặt hoạt động trong nhà trường.

 Đối với Hiệu trưởng :

 Đảm bảo thực hiện tốt công khai.

 Kế hoạch hoạt động rõ ràng.

Các khoản thu chi từ nguồn ngân sách.

Đánh giá và xét thi đua khen thưởng.

Đối với công đoàn : kinh nghiệm cho thấy ở bất kì đơn vị có tổ chức công đoàn, nếu công đoàn lủng củng, mất đoàn kết nội bộ thì hiệu quả công việc của đơn vị đó rất thấp.

      Do đó công Công đoàn nhà trưòng cần tạo bầu không khí cởi mở, thẳng thắn tạo được sự đoàn kết nội bộ cao.

2.7  Xây dựng bầu không khí tập thể tích cực :

      Bầu không khí tập thể là chỉ trạng thái tinh thần của một tập thể. Nếu bầu không khí đó tốt thì mọi người làm việc và tiếp  xúc với nhau vui vẻ, có sự hiểu biết lẫn nhau và tất cả mọi người  đều  có ý thức tự giác làm việc cao. Ngược lại, nếu bầu không khí tập thể tiêu cực có thể dẫn đến xung đột sẽ làm giảm sức lao động của tập thể, thái độ làm việc của mọi người sẽ người sẽ làm việc dè dặt cầm chừng, đặc biệt giáo viên sẽ thiếu tinh thần sáng tạo, năng động trong công việc.

          Vì vậy người quản lí phải nắm chắc dấu hiệu để xem xét tính chất của bầu không khí tập thể của đơn vị mình phụ trách người  quản lí cần  chú ý đến những vấn đề sau :

      Thống nhất  các kế hoạch  và biện pháp, phân công hợp tình hợp lí, đãi ngộ công bằng, giải quyết tốt các dư luận, gương mẫu và phát huy vai trò đúng mức của các tổ chức đoàn thể.

   Cần chú ý hoàn thiện phong cách lãnh đạo của mình, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí tập thể. Mỗi phong cách lãnh đạo đều có ưu,  nhược điểm riềng của nó. Nếu như mặt trái của  nguyên tắc là máy móc, rập khuôn cứng nhắc thì mặt trái của độc đoán là áp đặt, thiếu bình đẳng, còn mặt trái của của tự do là sự tuỳ tiện và mặt trái của dân chủ là dễ bị lôi kéo, lạm dụng.

       Truyền thông lãnh đạo tập thể hiện nay tiếp tục được phát huy theo nguyên tắc “ Tập thể lãnh đạo, các nhân phụ trách”. Người thủ trưởng hiện nay về mặt pháp lí hoàn toàn quyết định mọi vấn đề nhưng trên thực tế những người có kinh nghiệm bao giờ cũng cố gắng tham khảo thêm ý kiến của các cộng sự và khéo léo chuyển hoá các ý định ban đầu của mình thành chủ trương chung của tập thể.

  Người viết: Lê Thị Mận - Tổ xã hội